0833.766.456

Cách xử lý tình huống khi lái xe oto

Cách xử lý tình huống khi lái xe ô tô mà tài xế nên biết

Khi lái xe trên đường, tài xế có thể gặp các tình huống bất ngờ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm. Nếu biết được cách ứng phó, tài xế sẽ xử lý một cách dễ dàng hơn; đồng thời, giữ được an toàn cho bản thân và người đi cùng trên xe.

Trong bài viết dưới đây, CUUS HỘ GIAO THÔNG THANH HÓA sẽ chia sẻ đến bạn đọc

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

1. Xe mất thắng (mất phanh)

 

Trong trường hợp này, nếu như không bình tĩnh, người tài xế có thể khiến xe đâm vào vách núi hoặc xe khác. Vì vậy, để xử lý tình huống này, bạn có thể giảm tốc bằng cách nhả chân ga và thử đạp nhả chân phanh liên tục vài lần.

Khi thử chân phanh không hiệu quả thì bạn có thể chuyển sang phanh động cơ kết hợp với phanh tay. Phanh động cơ nghĩa là tuần tự chuyển về các số thấp hơn. Đối với xe số tự động, chuyển cần số về D3, D2 rồi D1 để động cơ hãm xe lại từ từ.

Còn đối với một số xe khác có thể là chế độ số thể thao S (+,-) hay chế độ số tay M (+,-); lúc này, bạn chỉ cần chuyển về (-) đến số thấp.

Bên cạnh đó, tài xế cần kết hợp phanh tay từ từ để cảm nhận độ bám. Nếu sau khi kéo phanh tay mà xe bị trượt, mất lái thì bạn cần lập tức hạ phanh tay để lấy lái. Lưu ý: không giật mạnh phanh vì sẽ khiến xe bị khóa bánh và mất lái.

Một điểm quan trọng khác là bạn không nên tắt máy, vì khi tắt máy xe sẽ hết trợ lực, làm gia tăng quán tính khiến xe càng trôi nhanh.

Ngoài ra, nếu xe mất lái và đang chạy trên đường quá đông hoặc quá dốc, giải pháp tốt nhất lúc này là cho xe đâm vào các vật cản mềm như bụi cây để xe dừng lại.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

2. Xe bể bánh (nổ lốp)

 

Khi xe bị nổ lốp, việc đầu tiên bạn cần làm là đạp hết chân ga khoảng vài giây (dành cho những xe đang chạy với tốc độ vừa phải).

Cách làm này sẽ giúp xe chạy thẳng mà không bị đổi hướng. Sau đó, bạn nhẹ nhàng nhả chân ga từ từ để duy trì tốc độ rồi đánh lái vào sát lề đường để tiến hành sửa chữa.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

3. Kẹt chân ga

 

Trước hết, bạn cần đạp mạnh chân phanh và giữ lực đều, tuyệt đối không nhấp nhả hay đạp thốc nhiều lần vì có thể làm mất đi trợ lực của phanh.

Tiếp theo, nếu là xe số sàn thì bạn hãy đạp hết côn để cắt truyền động. Sau đó cho xe về số N, giữ đều phanh và cẩn thận đỗ xe bên đường chờ cứu hộ đến.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

4. Xe bị mất lái khi vào cua

 

Mất bám bánh trước hay bánh sau khi vào cua đều khiến cho xe không đi đúng quỹ đạo và dễ gây tai nạn.

Nếu mất bám bánh trước, xe sẽ chạy thẳng ra lề đường chứ không vào cua, còn nếu mất bám bánh sau thì xe sẽ quăng đuôi. Trong 2 trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách xử lý sau đây:

 

– Khi mất bám bánh trước

 

Tài xế cần giảm tốc độ nhưng không nên đạp phanh gấp vì dễ khiến xe bị bó, trượt và làm mất độ bám trên đường.

Với những xe có ABS, tài xế có thể đạp phanh nhẹ. Vì hệ thống ABS có nhận biết trượt bánh kích hoạt, áp dụng lực phanh lên bánh sau nhiều hơn, làm giảm tốc độ xe nên bánh không bị trượt.

Ngoài ra, tài xế cũng cần trả lái về hướng gần thẳng hoặc thẳng để giúp cho chiều lăn và trượt của lốp gần trùng nhau. Sau đó, tài xế chỉ cần đánh lái vào cua để tiếp tục hành trình.

 

– Khi mất bám bánh sau

 

Lúc này, xe có xu hướng quay tròn, vì vậy người lái không được nhìn theo hướng xe xoay mà cần nhìn theo hướng muốn đi tới. Khi đã xác định được đúng hướng, bạn cần đánh lái ngược về hướng muốn đi tới để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

5. Xe bị sa vào vũng lầy

 

Điểm mấu chốt trong trường hợp này là bạn cần tìm cách tạo ma sát cho xe thoát lầy. Người lái cần phải biết xe mình dẫn động cầu sau, cầu trước hay 4 bánh để áp dụng đúng. Vì xe dẫn động 4 bánh dễ thoát lầy hơn so với xe dẫn động 1 cầu.

Đầu tiên, bạn tìm một vật nào đó để lót vào đường lăn của bánh xe (ví dụ: bao bì, lá cây, rơm rạ, cành cây,…).

Sau đó, tài xế cần thực hiện tiến – lùi nhiều lần để lấy đà nhưng không được đạp thốc ga, vì sẽ càng khiến bánh xe quay nhiều, tạo ra hố sâu hơn và khó vượt lầy hơn.

Tuy nhiên, nếu đã thử mọi cách nhưng đều không hiệu quả thì bạn cần gọi ngay cho cứu hộ.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

6. Đổ đèo gặp đường trơn trượt

 

Khi đổ đèo ở những đoạn đường nhỏ, dốc và trơn trượt, tài xế cần trả về số thấp (nên là số 1 ở cả số tự động và số sàn). Ở xe số tự động, bạn chọn chế độ thể thao hoặc bán tự động và đẩy cần số về – để xuống số thấp nhất (trên một số xe là chọn L hoặc D1).

Sau đó, bạn cho xe đi cẩn thận ở số thấp để qua những cung đường trơn trượt và hạn chế phanh xe vì dễ làm xe bị trượt nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng loại lốp chuyên dụng nếu xe thường xuyên chạy đường đèo núi.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

7. Điều khiển vô lăng khó khăn

 

Nếu nhận thấy vô lăng khó điều khiển khi đang lái xe, tài xế cần nhanh chóng xi nhan đỗ xe vào lề đường để kiểm tra xem dây đai của bơm dầu trợ lực tay lái có bị hỏng hay đứt không?

Đặc biệt, người lái xe cần giữ bình tĩnh khi gặp phải tình huống không thể điều khiển được vô lăng. Việc cần làm là bật cảnh báo nguy hiểm, giảm số, giảm ga, bấm còi, ra hiệu bằng tay và phanh xe lại.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

8. Tăng tốc độ đột ngột

 

Tình huống này có thể xảy ra khi người lái gặp bất ngờ trên đường, hoảng loạn và đạp chân ga nhưng lại nghĩ đó là chân phanh.

Nếu muốn khắc phục vấn đề này, bạn cần tập làm quen với xe nhiều hơn, không nên đi nhanh khi chạy xe lạ và thực hiện các bước xử lý tương tự như khi xe bị kẹt chân ga.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

9. Dừng xe bất ngờ, không có ABS

 

Tài xế cần có kỹ năng lái xe thành thạo nếu muốn dừng xe bất ngờ khi xe đang chạy ở tốc độ cao và không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS.

Theo đó, tài xế phải duy trì đạp chân phanh nhưng không được đạp hết mức (vì sẽ làm khóa bánh). Lúc này, chính người lái xe phải trở thành hệ thống ABS để bánh xe dừng lại mà không bị trượt.

Thông thường, tài xế sẽ kết hợp phanh với việc đánh lái sang một bên. Vì việc nhấp nhả phanh liên tục là cách thức tốt nhất để làm xe dừng lại mà không bị văng đuôi.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

10. Chạy lệch khỏi làn đường đang đi

 

Tài xế dễ đánh lái 2 bánh xe ra khỏi mặt đường khi vào cua hoặc tránh xe đối diện trên đường nhỏ. Nếu gặp trường hợp này, người lái nên giảm ga từ từ và không cần dùng phanh.

Lưu ý: bạn chỉ nên đánh lái 1 góc nhỏ để đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng vì khoảng trống có thể không để xoay bánh xe nên dễ dẫn đến tai nạn.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

11. Trượt nước

 

Khi chạy trên những con đường bị ướt và lốp xe lâu ngày đã bị mòn, ở giữa mặt đường và bánh xe sẽ xuất hiện lớp nước mỏng.

Lúc này, lốp xe sẽ ở phía trên mặt nước thay vì đẩy nước sang 2 bên. Người lái có thể cảm thấy đầu xe nhẹ hơn và xe đang bắt đầu chệch khỏi làn đường.

Nếu gặp trường hợp này, bạn tuyệt đối không được đánh lái hoặc nhấn phanh vì nó chỉ khiến xe trượt nhiều hơn.

Cách tốt nhất là bạn cần thả chân ga ra và cố hết sức giữ cho xe chạy theo đường thẳng cho đến khi lấy lại được sự kiểm soát ban đầu.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

12. Nhiệt độ xe trở nên quá cao

 

Bạn cần dừng xe lại để kiểm tra hệ thống đường ống làm mát nếu nhiệt độ xe trở nên quá cao và đèn báo lỗi nhiệt độ phát sáng. Nếu nhận thấy đai dẫn động kết nối với máy bơm bị hỏng thì không nên tiếp tục lái xe.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chờ khoảng 30 phút để động cơ trở lại bình thường rồi tiếp tục lái xe.

Trong trường hợp đèn nhiệt độ vẫn báo thì bạn nên gọi ngay cho cứu hộ để tránh tình huống cháy nổ làm hỏng động cơ xe.

 

cach xu ly tinh huong khi lai xe o to

 

Chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách xử lý tình huống khi lái xe ô tô mà tài xế thường hay gặp phải. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn giữ được sự bình tĩnh để tham gia giao thông an toàn nhất.

Hãy liên hệ ngay https://cuuhogiaothongthanhhoa.com/ khi bạn cần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *